Các xu hướng chuyển đổi số trên thế giới trong một số lĩnh vực

Thứ hai - 20/11/2023 10:34 634 0
Nhờ sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành khoa học công nghệ nói chung đã có những tiến bộ thần tốc, trở thành nền tảng và điều kiện quan trọng cho chuyển đổi số trong các doanh nghiệp tại các lĩnh vực. Điều này đang diễn ra một cách tích cực trên toàn thế giới trong nhiều ngành nghề. Tuy nhiên, chuyển đổi số có sự khác biệt về mặt quy mô, cách thức, tốc độ cũng như khả năng ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực khác nhau. Trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi đã nghiên cứu và lựa chọn ra một số lĩnh vực tiêu biểu đang có sự chuyển mình mạnh mẽ nhờ chuyển đổi số.
Các xu hướng chuyển đổi số trên thế giới trong một số lĩnh vực

1. Xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất

Trong lĩnh vực này, các ứng dụng của chuyển đổi số đang được ứng dụng rộng rãi, toàn diện trong doanh nghiệp. Cụ thể, các hoạt động quản trị, điều hành, nghiên cứu, thiết kế, sản xuất nguyên mẫu (prototype), cung ứng vật tư, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý kho, xuất bán thành phẩm, v.v. được các doanh nghiệp áp dụng và triển khai trên nhiều quy mô và cách thức.

Hình 1: Minh họa mối liên kết giữa các công đoạn của doanh nghiệp sản xuất trong sản xuất số

“Toàn cầu hóa”, “Chuyên môn hóa”, “Tự động hóa”, “Công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) hội tụ”, Internet vạn vật (IoT), các công nghệ rô bốt (Robotics), học máy (ML), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), dữ liệu lớn (Big Data), “bản sao số” (Digital Twin), “in 3D”, “tự động hóa qui trình” (RPA – Robotics Process Automation) đang là các xu hướng mới và hướng tới một nền sản xuất thông minh – sản xuất số (Digital Manufacturing), sản xuất thông minh (Smart Manufacturing).

Theo báo cáo của IDC năm 2017, chi tiêu cho IoT của các doanh nghiệp sản xuất năm 2018 ước tính đạt 189 tỷ USD và dự báo tạo ra 15 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030. Theo một báo cáo khác của IDC, tới năm 2020, khoảng 30% trong số 2000 công ty sản xuất lớn nhất trên thế giới sẽ ứng dụng công nghệ “Bản sao số” (Digital Twin) và IoT để cải thiện chất lượng sản phẩm và hiệu suất làm việc.

Với sự trợ giúp của các hệ thống CNTT trong điều hành sản xuất (như ERP, MES, SCM, ASP, PLM), các doanh nghiệp tiên tiến, lớn hàng đầu trên thế giới như Apple, Samsung, LG, v.v. sở hữu các hệ thống công nghệ quản trị và điều hành ưu việt. Các hệ thống này có thể thực hiện nhiều lệnh sản xuất sâu rộng tới hàng trăm, hàng ngàn nhà cung cấp khác, đảm bảo toàn bộ hệ thống phối hợp làm việc nhịp nhàng để sản xuất ra thành phẩm cuối cùng theo đúng kế hoạch ban đầu.

2. Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

Bên cạnh lĩnh vực sản xuất nói chung, nông nghiệp cũng là một trong các ngành được hưởng lợi lớn từ sự phát triển của khoa học công nghệ. Nông nghiệp chính xác, sử dụng robot và thiết bị bay không người lái, nhà kính, thủy canh, đèn led chiếu sáng đồng bộ, giám sát chăn nuôi (livestock management), v.v. là những ứng dụng thực tế nhất trong ngành nông nghiệp giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, thâm canh trên quy mô lớn hơn. 

Ngoài ra, các công nghệ như IoT, Blockchain, Dữ liệu lớn, điện toán đám mây, v.v. giúp các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp liên tục giám sát, theo dõi tình hình phát triển, phân tích, tối ưu và giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

 

Hình 2: Minh họa việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Theo báo cáo của Market & Market về “Thị trường Nông nghiệp Thông minh theo Loại hình Nông nghiệp, Phần cứng, Phần mềm, Dịch vụ, Ứng dụng, Quy mô Trang trại và Địa lý – Dự báo Toàn cầu đến năm 2025”, thị trường nông nghiệp thông minh ước tính sẽ tăng từ 13,8 tỷ USD vào năm 2020 lên 22,0 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ CAGR là 9,8%. Theo một báo cáo khác của Fortune Business Insights về thị trường công nghệ cho “nông nghiệp kết nối” “Quy mô thị trường nông nghiệp được kết nối, Chia sẻ & Phân tích ngành, Theo thành phần (Giải pháp, Dịch vụ), Theo Ứng dụng (Quản lý Tiền sản xuất, Quản lý Trong Sản xuất, Quản lý Hậu kỳ) và dự báo khu vực, 2019-2026”, thị trường công nghệ cho “nông nghiệp được kết nối” (connected agriculture) ước tính khoảng 1,84 tỷ USD vào năm 2018, dự kiến đạt 7,22 tỷ USD vào năm 2026, tăng trưởng khoảng 19,1% trong giai đoạn 2019-2026. Điều này cho thấy mối quan tâm lớn tới các nhà công nghệ cũng như nhu cầu đầu tư công nghệ của thị trường các nhà sản xuất nông nghiệp.

3. Chuyển đổi số trong lĩnh vực bán lẻ

Ngành bán lẻ đóng vai trò rất quan trọng, đứng đầu trong chuỗi giá trị và tiếp xúc trực tiếp với hàng tỷ người tiêu dùng vì vậy luôn được chú trọng ứng dụng các công nghệ.

Sự phát triển của công nghệ cũng giúp tạo ra nhiều mô hình kinh doanh mới đang là xu hướng phát triển của bán lẻ như “Thương mại điện tử”, “Từ trực tuyến tới offline (O2O)”, “Đa kênh” (Omnichannel), “Mua sắm xã hội” (Social Shopping), “Dropshipping”, “Cửa hàng trong cửa hàng” (shop-in-shop), “Quét và đi” (Scan & Go), v.v.

Bên cạnh các xu hướng về các mô hình bán lẻ mới, phải kể đến xu hướng các công nghệ đang hỗ trợ rất mạnh cho việc chuyển đổi số của ngành bán lẻ như “di động” (mobility), “dữ liệu lớn” (big data), “phân tích dự báo” (predictive analytics), “công cụ khuyến nghị tự dạy” (self-taught recommendation engine), các thiết bị IoT và đeo tay, ví điện tử và thanh toán số, trợ lý giọng nói (voice assistant), trí tuệ nhân tạo và robot tự động trả lời khách hàng, các hệ thống kiểm soát vị trí (tracking), các công nghệ thực tế ảo tăng cường, v.v.

Theo thống kê của CBInsight, đầu tư cho các công ty khởi nghiệp công nghệ trong ngành trong những năm qua thường xuyên ở mức 40-50 tỷ USD, với số lượng các thương vụ đầu tư là trên 2.000 thương vụ mỗi năm. Đây là một số lượng và một khoản đầu tư rất lớn so với các ngành khác cho thấy mức độ ứng dụng công nghệ và xu thế chuyển đổi số trong lĩnh vực bán lẻ là rất lớn.

Thương mại điện tử tiếp tục là xu hướng chủ đạo. Theo một nghiên cứu đăng tại EMarketer, thương mại điện tử được dự báo tăng trưởng từ mức 3.535 nghìn tỷ USD năm 2019 lên mức 6.542 tỷ USD năm 2023 và Châu Á Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực dẫn đầu về tỷ trọng giao dịch thương mại điện tử trên tổng số giao dịch bán lẻ, chiếm 25% (xem hình 3 và hình 4).

Hình 3: Doanh thu bán hàng qua kênh TMĐT trên toàn thế giới giai đoạn 2017 – 2023 (đơn vị: nghìn tỷ đô). Nguồn: emarketer.com

(đường màu đỏ biểu thị % thay đổi; đường màu xanh biểu thị % trong tổng doanh thu ngành bán lẻ)

Hình 4: Tỷ lệ tăng trưởng bán lẻ kênh TMĐT trên thế giới theo từng khu vực năm 2019. Nguồn: emarketer.com

Không chỉ các ngành sản xuất, nông nghiệp hay bán lẻ nói trên, còn nhiều ngành nghề khác trên thế giới đang được hưởng lợi từ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Việc ứng dụng chuyển đổi số vào trong các quy trình sản xuất, quản trị, quản lý, v.v. ngày càng trở nên quan trọng, trở thành bài toán mà các doanh nghiệp cần cân nhắc và giải quyết để tránh bị tụt hậu trong thời đại ngày nay.

Nguồn: https://digital.business.gov.vn/cac-xu-huong-chuyen-doi-so-tren-the-gioi-trong-mot-so-linh-vuc/

Tác giả: qu?n tr?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay1,336
  • Tháng hiện tại28,919
  • Tổng lượt truy cập2,161,666
chuyển đổi số
văn bản pháp luật
góp ý dư thảo
Hệ thống tiếp nhận
cải cách thủ tục hành chính
Lấy ý kiến văn bản dự thảo
hỏi đáp
tuyên truyền phổ biến pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây