Sinh hoạt chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh “về thực hành tiết kiệm, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí”

Thứ sáu - 27/09/2024 10:39 79 0
Thực hiện Kế hoạch số 151-KH/ĐUK, ngày 17/01/2024 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh về việc thực hiện Chuyên đề năm 2024 “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí”; Kế hoạch số 09-KH/CBSKHĐT ngày 15/02/2024 của Chi bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện Chuyên đề năm 2024 “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, đấu tranhphòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí”, Chi bộ xây dựng Chuyên đề với nội dung: tư tưởng Hồ Chí Minh “về thực hành tiết kiệm, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí”.

I.  SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ

Trong thời gian qua, việc thực hành tiết kiệm, đu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong các lĩnh vực trên cả nước nói chung và tại tỉnh Tây Ninh nói riêng đã có những chuyển biến cơ bản, tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng trong việc huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cho phát triển kinh tế xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của đất nước và của địa phương. Trong đó, việc thực hành tiết kiệm, đu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tại Sở Kế hoạch và Đầu tư ngày càng đi vào nền nếp; công tác thanh tra, kiểm tra, xử thông tin phát hiện lãng phí đã được Chi ủy, Ban Giám đốc Sở quan tâm thực hiện theo quy định của pháp luật. Qua đó, ngày càng phát huy vai trò trong việc định hướng, khuyến khích, nâng cao nhận thức của các cán bộ, công chức trong cơ quan, góp phần tăng cường hiệu quả huy động sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bên cạnh kết quả đạt được, nhận thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa sâu sắc, đầy đủ; có lúc chưa tốt, chấp hành chưa nghiêm; vẫn còn một số cán bộ, công chức, đảng viên chưa gương mẫu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chính sách, pháp luật, nhất là chế độ quản lý tài chính, tín dụng, tài sản công, đầu tư công, đất đai, đấu thầu, quản lý vốn, tài sản nhà nước chưa hoàn thiện, còn bất cập. Công tác vận động, tuyên truyền cán bộ, công chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đôi lúc chưa được quan tâm đúng mức.

Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp pháp luật chưa theo kịp thực tiễn hoặc có hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn, chưa rõ ràng hoặc các tiêu chuẩn, định mức, chế độ chưa theo kịp thực tế cuộc sống, dẫn tới tâm lý “đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm”sợ trách nhiệm trong khi thi hành công vụ, dẫn tới lãng phí tài nguyên, chậm triển khai nhiệm vụ, đề án, dự án làm mất cơ hội, chậm sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Để đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan, Ban Giám đốc yêu cầu các cán bộ, công chức thuộc Sở quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả cơ quan; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, nhất là người đứng đầu các Phòng chuyên môn, góp phần nâng cao hiệu quả việc huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực kinh tế - xã hội cho sự phát triển của tỉnh và của cơ quan. Tăng cường lồng ghép nội dung giáo dục thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cuộc họp cơ quan, thông qua Zalo và các hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của Sở nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện.

II. NỘI DUNG CHUYÊN DỀ

1. 2. Một số điểm chính trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm

- Bản chất của tiết kiệm

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiết kiệm là “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. Người tiết kiệm là phải biết cân đối, tính toán các nguồn lực để chi phí bỏ ra nhỏ nhất mà lại đạt được mục tiêu cao nhất.

Thực hành tiết kiệm không phải là bủn xỉn, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Không phải ép mọi người nhịn ăn, nhịn mặc, mà trái lại, cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, để dần dần nâng cao mức sống của nhân dân; để tích trữ thêm vốn cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, để cải thiện đời sống nhân dân. Không phải chỉ nước nghèo mới thực hành tiết kiệm, mà cả nước giàu cũng phải tiết kiệm. Bởi vậy, “nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực”.

-  Mục đích tiết kiệm

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiết kiệm để phục vụ cho kháng chiến và kiến quốc, tăng thêm tiền vốn xây dựng đất nước, góp phần nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Người căn dặn: “Chúng ta phải chặt chẽ hơn nữa trong việc dùng tiền dành dụm của chúng ta, để tiến nhanh tới cuộc sống no ấm, đầy đủ cho mọi người”. Bởi vậy, nếu khéo tiết kiệm sức người, tiền của và thời gian thì với sức lao động, tiền tài của đất nước có thể tăng gia sản xuất gấp bội mà lực lượng mọi mặt của đất nước cũng tăng gấp bội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng vai trò của tiết kiệm trong tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân. Đối với mỗi cá nhân, kiệm là một trong chuỗi phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính”. Đối với cả dân tộc, tiết kiệm là sức mạnh của văn hóa và đạo đức. Bởi vì theo Người, “một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh và tiến bộ”.

- Nội dung tiết kiệm

Trong tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiết kiệm bao gồm nhiều nội dung và ở mọi thời điểm, tất cả mọi người, mọi cơ quan đều phải tiết kiệm.

+ Tiết kiệm sức lao động, tức phải tổ chức sắp xếp cho khéo, phải nâng cao năng suất lao động, “1 người làm bằng 2,3 người”.

+ Tiết kiệm thời gian của mình và của người khác. Vì theo Người, “thời giờ tức là tiền bạc”, “một tấc bóng là một thước vàng”. “Ai đưa vàng bạc vứt đi, là người điên rồ. Thì ai đưa thời giờ vứt, là người ngu dại”. Người căn dặn: “Làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ, về sớm. Làm cho chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào, nên làm xong ngày ấy, chớ để chờ ngày mai. Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những thì giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân”.

+ Tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân và của chính mình, nhưng “khi có việc đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng”.

+ Tiết kiệm sức dân, “phải biết quý trọng sức người là vốn quý nhất của ta. Chúng ta cần hết lòng chăm sóc sức khỏe và sử dụng thật hợp lý sức lao động của nhân dân ta”. Tiết kiệm sức dân còn là tiết kiệm xương máu của bộ đội, chiến sỹ và nhân dân. Người viết: “Của cải hết có thể làm ra, thời gian qua, thời gian lại đến. Nhưng bộ đội hy sinh là hy sinh xương máu. Có khi hy sinh cả tính mệnh” nên “phải giữ gìn từng giọt máu của đồng bào để xây đắp tương lai của Tổ quốc”.

+ Tiết kiệm lời nói, với các tập thể và cá nhân, phải “nói ít, làm nhiều, chủ yếu là hành động”, “nói thì phải làm”, “nói ít, bắt đầu bằng hành động”. Với các cơ quan đoàn thể, phải hết sức tránh “tình trạng là hội mà không nghị, nghị mà không quyết, quyết rồi mà không làm”.

- Ai cần phải tiết kiệm

Tất cả mọi người, mọi cơ quan đều phải tiết kiệm, trước hết là các cơ quan, cán bộ, đảng viên phải làm gương đi tiên phong. Người viết: “Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã”. Nội dung tiết kiệm phải cụ thể, thiết thực ngay trong cơ quan, đơn vị, vị trí công tác của mình. Tùy thuộc vào công việc cụ thể mà mỗi người, mỗi cơ quan cần thực hành kiệm cho phù hợp, tất cả mọi người đều phải chung sức, đồng lòng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô.

- Cách thức thực hành tiết kiệm

Theo Người, “thực hành tiết kiệm phải đi đôi với tăng gia sản xuất”. Muốn thực hành tiết kiệm thì toàn Đảng, toàn dân phải ra sức chống lãng phí. Do nguy cơ lãng phí hiện hữu mọi nơi, mọi lúc nên cuộc đấu tranh chống lãng phí phải được tiến hành thường xuyên, triệt để, rộng khắp, có kế hoạch, có tổ chức, có lãnh đạo, có phương pháp. Tuyệt đối không được phát động phong trào rồi “đánh trống bỏ dùi” để tránh sự “nhờn thuốc” và làm nhân dân mất lòng tin vào Đảng và Chính phủ.

Mỗi người cần phải thường xuyên tiến hành tự kiểm điểm công tác thực hành tiết kiệm của mình trên tinh thần tự giác, phải dựa vào quần chúng và phải phát động phong trào thi đua của quần chúng về tiết kiệm; thường xuyên kiểm tra, giám sát, tổng kết kinh nghiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cá nhân và tập thể; nghiêm khắc kỷ luật những kẻ không chịu sửa lỗi dù đã bị nhắc nhở, khen thưởng những người làm tốt và khuyến khích những người đang cố gắng làm tốt.

Tích cực tuyên truyền giải thích để cho mọi người hiểu rõ lợi ích của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Theo Người, khi quần chúng hiểu rằng, tiết kiệm vì lợi ích của họ, chống lãng phí cũng vì chính bản thân họ, quần chúng nhân dân sẽ tự ý thức mà khinh ghét sự lãng phí. Do vậy, “người yêu nước thì phải thi đua thực hành tiết kiệm”.

2. Một số điểm chính trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chống lãng phí

- Các hình thức lãng phí cần phải chống

Lãng phí sức lao động, lãng phí thời giờ, lãng phí tiền của nhà nước, cơ quan, của cá nhân.

- Nguyên nhân của lãng phí

Do quan liêu, thiếu trách nhiệm”, do “lập kế hoạch không chu đáo”, do “tính toán không cẩn thận”, hoặc “vì xa xỉ, phô trương hình thức…”.

- Tác hại của lãng phí

“Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng lại rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi còn tai hại hơn tham ô”. “Để lãng phí như gió vào nhà trống, tham ô có tội, lãng phí cũng có tội, nhân dân giao tiền của cho mình, để lãng phí là có tội với nhân dân”. Bởi vậy, phải tích cực chống lãng phí.

Theo Hồ Chí Minh, lãng phí cùng với tham ô và bệnh quan liêu là “kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ. Kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta. Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến. Vì nó làm chậm trễ công cuộc kháng chiến và kiến quốc của ta. Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính. Để kháng chiến thắng lợi, để xây dựng nước nhà, chiến sĩ thì hy sinh xương máu, đồng bào thì hy sinh mồ hôi nước mắt để đóng góp. Mà những kẻ tham ô, lãng phí và quan liêu thì phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và của nhân dân. Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám”.

- Tầm quan trọng của chống lãng phí

Theo Người, “chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị. Cũng như ở các mặt trận khác, muốn thắng ở mặt trận này, ắt phải có chuẩn bị, kế hoạch, tổ chức, ắt phải có lãnh đạo và trung kiên”.

III. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LẢNG PHÍ TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Theo Quyết định số 21/2023/QĐ-UBND ngày 25/7/2023 của UBND tỉnh về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh, theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển, gồm: quy hoạch; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch đầu tư công; cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực kinh tế, thu hút nguồn lực đầu tư, cơ cấu lại kinh tế, triển khai mô hình kinh tế mới, phương thức kinh doanh mới, thực hiện điều phối phát triển vùng, liên vùng; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài; đấu thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân, hộ gia đình và tổ chức kinh tế khác; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, còn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan thực hiện giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công của các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn.

Trong năm 2023, Sở đã ban hành Kế hoạch số 1397/KH-SKHĐT ngày 26/5/2023 về tuyên truyền pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và triển khai đến toàn thể công chức và người lao động để thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bên cạnh đó, Ban Giám đốc Sở chỉ đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở nghiêm túc thực hiện chủ trương của Trung ương, của tỉnh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho công chức và người lao động, giữ gìn phẩm chất đạo đức trong sạch; đoàn kết xây dựng nội bộ vững mạnh gắn với đẩy mạnh việc tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Ban Giám đốc thường xuyên nhắc nhở các đồng chí lãnh đạo các phòng quán triệt, triển khai cho công chức, người lao động biết và thực hiện tốt các nội dung về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện tốt việc tiết kiệm điện, nước, văn phòng phẩm...., trong tiêu dùng tại cơ quan; thực hiện nếp sống văn minh nơi công sở. Trong đó, Sở đã đề ra chỉ tiêu thực hiện tiết kiệm tối đa 10% các khoản kinh phí chi thường xuyên: Hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp, công tác phí, chi tiếp khách, khánh tiết, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm... với tổng số tiền tiết kiệm theo Kế hoạch đề ra là 110.200.000 đồng. Kết quả cụ thể:

- Trong việc lập, thẩm định, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN: Việc xây dựng và bố trí vốn ngân sách địa phương năm 2023 đảm bảo thực hiện đúng theo nguyên tắc, tiêu chí quy định tại Luật Đầu tư công và Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của HĐND tỉnh về việc ban hành Quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 55/2023/NQ-HĐND ngày 22/9/2023 và các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 60/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2022-2025.

- Việc lập, thẩm định, phê duyệt, giao, thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023 được Sở thực hiện theo đúng tiến độ, đảm bảo theo quy định tại khoản 2, Điều 63 Luật Đầu tư công. Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 do Thủ tướng Chính phủ giao4.061,544 tỷ đồng. Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 do Hội đồng nhân dân tỉnh giao là 4.622,354 tỷ đồng, tăng 560,81 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương so với kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao. Trên cơ sở đó, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh giao chi tiết kế hoạch đầu tư công năm 2023 là 4.518,589 tỷ đồng/4.622,354 tỷ đồng tương đương 97,7% kế hoạch, trong đó: NSĐP đã giao chi tiết 100% kế hoạch và nguồn vốn NSTW - vốn nước ngoài còn lại chưa phân khai do không còn nhu cầu sử dụng là 103,765 tỷ đồng, tương đương 2,3% kế hoạch. Kết quả, đến hết ngày 31/12/2023 giải ngân 3.990,617 tỷ đồng, đạt 98,25% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đạt kế hoạch HĐND tỉnh giao; Ước giải ngân đến hết ngày 31/01/20244.441,641 tỷ đồng, hoàn thành 109,36% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 96,09% kế hoạch HĐND tỉnh giao.

- Về lập, thẩm định, triển khai thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư công luôn được lãnh đạo Sở quan tâm, quán triệt cho cán bộ, công chức thực hiện đúng quy định; công tác ban hành, thực hiện các văn bản phân cấp thẩm quyền trong đấu thầu, thương mại, đầu tư dự án, quản lý dự án được triển khai kịp thời, đầy đủ, rõ ràng, đúng thẩm quyền thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện.

- Về tình hình tiết kiệm các dự án thông quá đấu thầu năm 2023:

+ Các dự án sử dụng vốn nhà nước năm 2023 thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu (Khoản 1 (trừ Điểm d và trừ các Điểm đ, e, g trong trường hợp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên), Khoản 2, Khoản 4 Điều 1): Trong năm 2023, đã thực hiện 4.222 gói thầu với tổng giá gói thầu 4.228.754 triệu đồng, tổng giá trúng thầu 4.129.922 triệu đồng, tiết kiệm 98.832 triệu đồng, tương đương tỷ lệ giảm thầu bình quân 2,34% (năm 2022 tỷ lệ giảm thầu bình quân 2,14%).

+ Các gói thầu mua sắm sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên năm 2023 thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu (Điều 1 Khoản 1 Điểm d và các Điểm đ, e, g): Trong năm 2023, đã thực hiện 664 gói thầu với tổng giá các gói thầu 244.378 triệu đồng, tổng giá trúng thầu 228.012 triệu đồng, tiết kiệm được 16.366 triệu đồng, tỷ lệ giảm thầu bình quân 6,69% (năm 2022 tỷ lệ giảm thầu bình quân 2,56%).

- Về tình hình thực hiện tiết kiệm kinh phí cho tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; tổ chức đoàn đi nước ngoài; đào tạo, bồi dưỡng; sử dụng điện, nước, văn phòng phẩm; tiếp khách, tổ chức, lễ hội luôn được Sở công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động của Sở do ngân sách cấp hàng năm theo Quy chế Chi tiêu nội bộ đã được Giám đốc Sở ban hành. Định kỳ 6 tháng/lần họp toàn thể công chức và người lao động để công khai, minh bạch công tác thu - chi tài chính của cơ quan. Sở đã đề ra các chỉ tiêu thực hiện tiết kiệm tối thiểu 10% các khoản kinh phí chi thường xuyên: Hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp, công tác phí, chi tiếp khách, khánh tiết, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm theo đúng quy định.

- Về ban hành quy chế quản lý, giao mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãnh phí; thực hiện các giải pháp để đạt mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí: hằng năm, Sở đều ban hành các Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công tại Sở; theo đó, thực hiện chỉ tiêu tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán chi ngân sách (không kể tiền lương và các khoản có tính lương) theo đúng quy định.

- Trong quản lý, sử dụng tài sản công được Sở thực hiện công tác kiểm kê tài sản định kỳ để theo dõi, quản lý, bảo vệ sử dụng có hiệu quả tài sản công, không để xảy ra mất mát.

- Trong mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc, phương tiện thông tin liên tại của cơ quan được Sở thực hiện việc công khai, minh bạch trong hoạt động mua sắm tài sản công theo quy định của Nhà nước. Trước khi mua sắm tài sản công, Ban Giám đốc Sở họp và thống nhất chủ trương giao cho Văn phòng thực hiện mua sắm đồng thời công khai để công chức, người lao động trong cơ quan nắm rõ về giá cả, nơi cung cấp tài sản, hàng hóa.

- Trong quản lý, sử dụng lao động được Ban Giám đốc Sở quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt việc xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; xây dựng kế hoạch sử dụng thời gian lao động, xử lý công việc phù hợp; xây dựng quy định về kỷ luật lao động phù hợp với quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về công chức và được thực hiện trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và trong phạm vi biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và theo quy định của pháp luật về công chức và người lao động. Bên cạnh đó, nhân sự của Sở được bố trí đúng người đúng vị trị việc làm. Việc đào tạo nguồn lực, bố trí, sử dụng công chức được thực hiện theo kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, yêu cầu của vị trí công việc, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, ngạch công chức. Việc nâng ngạch, chuyển ngạch, bổ nhiệm công chức thực hiện theo đúng quy định.

- Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Sở được Ban Giám đốc quan tâm giao Ban thanh tra nhân dân thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động của cơ quan, định kỳ báo cáo kết quả việc công khai tài chính theo đúng quy định.

Trong năm 2024, để triển khai thực hiện có hiệu quả về thực hành tiết kiệm, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tại cơ quan, Chi bộ Sở đã ban hành Kế hoạch số 09-KH/CBSKHĐT ngày 15/02/2024 thực hiện Chuyên đề năm 2024 “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lâng phí”, đồng thời, Sở cũng đã ban hành Quyết định số 30/QĐ-SKHĐT ngày 08/3/2024 về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 nhằm thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống pãng phí trong các lĩnh vực, đưa công tác thực hành tiết kiệm, chống pãng phí tại Sở trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cơ quan, đồng thời phải đảm bảo tính toàn diện, nhưng cần có trọng tâm, trọng điểm; tập trung vào Chủ đề năm 2024 là “Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước; cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nâng cao cạnh tranh quốc gia; khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra qua kết quả giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán”. Theo đó, Sở xác định thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các tập thể và cá nhân nhằm khắc phục tình trạng lãng phí nguồn lực trong cơ quan và phải gắn với các hoạt động phòng chống tham nhũng, thanh tra, kiểm tra, cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan.

IV. NHẬN XÉT

- Mặt được:

Trong thời gian qua, Chi uỷ cùng Ban Giám đốc Sở luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện tốt công tác dân vận, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và phong trào thi đua yêu nước tại cơ quan; qua đó giúp từng đồng chí cán bộ, đảng viên thường xuyên tự rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm bản thân và làm gương cho quần chúng cơ quan.

Chi bộ thường xuyên lồng ghép công tác tuyên truyền, dân vận vào các cuộc họp cơ quan, chi đoàn và công đoàn để tuyên truyền những đường lối, chủ trương mới của đảng đến toàn thể công chức và người lao động cơ quan, tạo sự đoàn kết nội bộ tốt với phương châm TÂY NINH PHÁT TRIỂN - SỞ MẠNH - PHÒNG TOÀN DIỆN - CÁN BỘ TINH.

Vệc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Sở theo các tiêu chí đề ra được thực hiện đúng quy định, không xảy ra trường hợp lãng phí.

- Những tồn tại, hạn chế:

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở đảm bảo công việc tham mưu, phối hợp với các ngành theo quy định và thường xuyên làm việc với các chủ đầu tư để nắm bắt và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, nhất là đối với các dự án đầu tư công. Tuy nhiên, công tác báo cáo và cung cấp thông tin của các chủ đầu tư chưa đảm bảo thời gian quy định, chưa đầy đủ, nên công tác tham mưu cho UBND tỉnh đôi lúc chưa kịp thời và chưa sâu sát.

V. MỘT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TẠI CHI BỘ SỞ

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Sở; xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm cho từng lĩnh vực gắn với công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên; phân công rõ ràng trách nhiệm của từng Phòng chuyên môn và từng cá nhân thuộc Sở; đưa kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là tiêu chí đánh giá trong công tác thi đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức của Sở.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động thuộc Sở về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên tất cả các lĩnh vực thuộc ngành kế hoạch và đầu tư.

- Tăng cường công tác tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực, nhất là trong việc phân bổ dự toán NSNN của tỉnh một cách chủ động, chặt chẽ, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật. Phân bổ vốn đầu tư công phải đảm bảo thời gian theo quy định; rà soát, tháo gỡ kịp thời các rào cản khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình, đề án về cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp nhằm cắt giảm triệt để các chi phí bất hợp lý theo quy định pháp luật về kinh doanh, đầu tư.

- Xây dựng hoàn thiện Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của Sở. Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ và trong bổ nhiệm, đề bạt tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức để thu hút được người có năng lực, trình độ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

- Đẩy mạnh thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chú trọng thực hiện công khai việc sử dụng NSNN và các nguồn tài chính được giao. Phát huy vai trò giám sát của Ban Thanh tra nhân dân và các tổ chức, đoàn thể trong cơ quan để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính còn chồng chéo, vướng mắc, không cần thiết; gắn thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng giữa Chi ủy và Ban Giám đốc, giữa các Phòng chuyên môn thuộc Sở thể để thực hiện có hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

 Trên đây là chuyên đề sinh hoạt Quý I/2024: “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, đu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí” của Chi bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư./.

Tác giả: qu?n tr?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay411
  • Tháng hiện tại37,515
  • Tổng lượt truy cập2,235,092
chuyển đổi số
văn bản pháp luật
góp ý dư thảo
Hệ thống tiếp nhận
cải cách thủ tục hành chính
Lấy ý kiến văn bản dự thảo
hỏi đáp
tuyên truyền phổ biến pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây