Báo cáo đánh giá chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh năm 2023

Thứ tư - 29/05/2024 13:58 720 0
Báo cáo đánh giá chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh năm 2023

Ngày 9/5/2024, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức lễ công bố báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023; báo cáo đã cho thấy cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao những nỗ lực tích cực của chính quyền các tỉnh, thành phố trong việc cải thiện môi trường kinh doanh so với trước đây, trong đó: “Tây Ninh được đánh giá là một trong những tỉnh, thành phố có bước chuyển mạnh về xu hướng cải thiện chất lượng điều hành kinh tế”.

Trong Bảng xếp hạng PCI năm nay, Tây Ninh nằm trong nhóm 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất và được đánh giá một trong những tỉnh, thành phố có sự bám đuổi và bứt phá mạnh mẽ để bước vào Top 30 của bảng xếp hạng PCI”; về xếp hạng tỉnh tăng 35 bậc so với năm 2022, đứng thứ 20 với 67,8 điểm và là một trong 03 tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ nằm trong nhóm 30 tỉnh, thành phố điều hành kinh tế tốt nhất; kết quả các chỉ số thành phần của Chỉ số PCI, cụ thể:

TT

Chỉ số thành phần

Năm 2022

Năm 2023

So sánh CK

Cả nước

1

Gia nhập thị trường

6,95

7,29

+ 0,34

7,32

2

Tiếp cận đất đai

6,95

7,33

+ 0,38

6,78

3

Tính minh bạch

5,67

5,27

- 0,4

6,09

4

Chi phí thời gian

7,07

7,95

+0,88

7,73

5

Chi phí không chính thức

6,86

6,69

- 0,17

7,05

6

Cạnh tranh bình đẳng

5,79

6,03

+ 0,24

5,76

7

Tính năng động

6,07

6,91

+ 0,84

6,76

8

Chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp

5,82

6,64

+ 0,82

6,45

9

Đào tạo lao động

4,17

6,42

+ 2,25

5,76

10

Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự

7,44

7,41

- 0,03

7,52

 

Tổng điểm PCI

62,31

67,8

+ 5,49

 

 

Xếp hạng

55

20

+ 35

 

(Nguồn: http://pcivietnam.vn)

Để thực hiện các chủ trương quan trọng mới của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, tiếp nối với việc thí điểm xây dựng Chỉ số Xanh cấp tỉnh PGI năm 2022. Năm 2023, VCCI đã hoàn thiện và công bố Chỉ số PGI; Tây Ninh là đứng thứ 06 trong “Top” 10 tỉnh, thành phố có chất lượng quản trị môi trường tốt nhất; kết quả các chỉ số thành phần của Chỉ số PGI, cụ thể:

TT

Chỉ số thành phần

Năm 2022

Năm 2023

Cả nước

1

Giảm thiểu ô nhiễm và thiên tai

3,62

7,13

6,08

2

Đảm bảo tuân thủ

5,13

6,34

5,99

3

Thúc đẩy thực hành xanh

3,96

4,93

4,02

4

Chính sách khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ

2,31

5,26

5,04

(Nguồn: http://pcivietnam.vn)

II. Đánh giá về Chỉ số PCI và PGI năm 2023

Sau 03 năm liên tiếp từ năm 2020 - 2022, PCI của tỉnh liên tục bị giảm dần; đáng lo ngại năm 2022, Tây Ninh thuộc nhóm các tỉnh nhóm cuối về chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh thì trong năm 2023 tỉnh đã bước phá mạnh mẽ, xếp thứ 20 trong tổng số 30 tỉnh, thành phố được đánh giá có chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất. Theo đánh giá của của ông Phạm Tấn Công – Chủ tịch VCCI, tỉnh thuộc “các tỉnh nhóm cuối đang vươn lên mạnh mẽ nhờ tận dụng tốt “lợi thế của người đi sau” khi tích cực học hỏi, áp dụng những bài học thành công từ nhóm tỉnh có chất lượng điều hành cao hơn”.

Tổng điểm PCI của tỉnh có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 67,8 điểm tăng 5,49 điểm so với CK; trong đó: 7/10 chỉ số thành phần PCI có chuyển biến tích cực và đạt kết quả tốt so với CK; đặc biệt các tiêu chí giảm điểm nhiều trong năm 2022 như Đào tạo lao động; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp” đều tăng; nhất là tiêu chí “Đào tạo lao động”, tăng 2,25 điểm là một trong các tiêu chí được xem hạn chế của tỉnh trong thời gian qua với 61% doanh nghiệp đánh giá việc tuyển dụng lao động phổ thông tại tỉnh là dễ dàng, cao hơn mức trung vị 58% cả nước; tỷ lệ giáo dục dạy nghề có chất lượng tốt đạt 79% và giáo dục phổ thông có chất lượng tốt đạt 81%, cao hơn nhiều mức trung vị cả nước (02 tỷ lệ này lần lượt là 56% và 63%); tỷ lệ chi phí đào tạo lao động trong tổng chi phí kinh doanh ở mức tương đối tốt so với cả nước, đạt 5,07% so với trung vị 6,05%. Tuy nhiên, chỉ 46% doanh nghiệp đánh giá lao động tại địa phương đáp ứng hoàn toàn/phần lớn nhu cầu sử dụng, thấp hơn mức trung vị cả nước là 47%.

Các tiêu chí về “Gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai; Chi phí thời gian; Cạnh tranh bình đẳng; Tính năng động” là các tiêu chí tác động nhiều đến tâm lý và nhu cầu của nhà đầu tư, doanh nghiệp khi đến đầu tư tại tỉnh được cải thiện rõ rệt. Công tác hỗ trợ doanh nghiệp có chuyển biến tích cực; tính năng động, các thủ tục gia nhập thị trường và thời gian đi lại đã thuận lợi hơn nhờ những chuyển đổi tích cực về cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số và sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh với tinh thần “Ai không dám làm, sợ rủi ro, sợ trách nhiệm thì đứng sang một bên để người khác, cán bộ khác làm”.

Để đạt những được những kết quả nêu trên và kịp thời khắc phục những hạn chế tồn đọng trong những năm vừa qua, tỉnh đã tổ chức Hội nghị trực tuyến, mời VCCI phân tích trình độ, năng lực nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp và môi trường đầu tư, kinh doanh của địa phương; từ đó, đưa ra các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tiếp thu những khuyến nghị từ Hội nghị, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch giải pháp khắc phục hạn chế yếu kém trong công tác cải cách hành chính, môi trường đầu tư và nâng cao các chỉ số PCI, PAPI, PAR INDEX, SIPAS và DTI của tỉnh Tây Ninh năm 2023 và các năm tiếp theo và kịp thời có những biện pháp, như: ban hành Hướng dẫn về Quy trình thủ tục thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; công khai Danh mục dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh năm 2024, Danh mục dự án thu hút đầu tư lĩnh vực xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 Kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023-2025; Đề án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023 – 2030.

Trong tháng 5/2024, tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đồng thời là địa phương được chọn tổ chức Hội nghị điều phối vùng Đông Nam Bộ lần thứ 3; là dịp để tỉnh đưa những chính sách, định hướng quy hoạch mời gọi đầu tư công khai, minh bạch, tạo lợi thế cạnh tranh cho mọi nhà đầu tư, doanh nghiệp trong thời gian sắp tới.

 

Tuy nhiên, Báo cáo PCI và PGI 2023 cho thấy môi trường kinh doanh của Tây Ninh cũng có một số điểm cần quan tâm và cần tiếp tục cải thiện trong thời gian tới: như Tính minh bạch; Chi phí không chính thức và Thiết chế pháp lý” có xu hướng giảm điểm so với CK; cụ thể:

- Tính minh bạch: Đạt 5,27 điểm, thấp hơn mức trung vị cả nước (6,09 điểm) và giảm 0,4 điểm so với năm 2022 (5,67 điểm), được tổng hợp, đánh giá qua các tiêu chí dưới đây:

 

09/17 chỉ tiêu đánh giá tính minh bạch khi được khảo sát cho thấy, việc tiếp cận tài liệu về quy hoạch, pháp lý, thời gian để tỷ lệ doanh nghiệp quan sát thấy minh bạch trong công tác đấu thầu giảm mạnh. Vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp trong việc xây dựng, phản biện chính sách, quy định của tỉnh; “Chất lượng website của tỉnh cũng được doanh nghiệp khảo sát đánh giá giảm so với năm 2022. Giảm mạnh nhất là “Tỷ lệ doanh nghiệp nhận được thông tin, văn bản cần khi yêu cầu cơ quan trong tỉnh cung cấp từ 80% năm 2022 xuống 29% năm 2023 cần được lưu ý. Đặc biệt, “Số ngày chờ để nhận thông tin, văn bản yêu cầu là một trong những điểm sáng trong năm 2022 của tỉnh thì lại có chiều hướng tăng từ 3 lên 5 ngày trong năm 2023. Ngược lại, chỉ tiêu “Cần có mối quan hệ để có được các tài liệu của tỉnh”; “Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết thỏa thuận về các khoản thuế phải nộp với cán bộ thuế giúp doanh nghiệp giảm được số thuế phải nộp” lại tăng cho thấy việc doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn còn “e dè” với tính minh bạch của tỉnh.

Các chỉ tiêu về thông tin trên website của tỉnh là hữu ích; Tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý với nhận định “Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh”,… ghi nhận những chuyển biến tích cực so với năm 2022. “Khả năng dự liệu được việc thực thi của tỉnh với quy định pháp luật của Trung ương”; “tỷ lệ doanh nghiệp thường xuyên truy cập vào website của tỉnh” mặc dù tăng nhưng tỷ lệ vẫn còn thấp, dưới tỷ lệ 50%.

- Chi phí không chính thức: Kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2023 cho thấy chi phí không chính thức đạt 6,69 điểm, giảm so với năm 2022 (6,86 điểm) và thấp hơn nhiều mức trung vị cả nước (7,05 điểm).

 “Tỷ lệ, doanh nghiệp có chi trả cho chi phí không chính thức” giảm 1,5 lần so với năm 2022, từ 60% xuống còn 39%; “Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã trả CPKCT” giảm 1,8 lần, từ 78% năm 2022 xuống còn 43% là những tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, "tỷ lệ doanh nghiệp phản ánh hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục là phổ biến” và “các khoản chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được” vẫn ở mức cao; 79% doanh nghiệp khi có tranh chấp song không lựa chọn tòa án để giải quyết do lo ngại tình trạng chạy án là phổ biến, tăng gấp 4 lần so với năm 2022, cho thấy tâm lý của nhà đầu tư, doanh nghiệp chưa thật sự tin tưởng vào việc minh bạch và vẫn giữ quan điểm “đồng tiền đi trước” khi thực hiện các thủ tục các thủ tục hành chính.

Quy mô của chi phí không chính thức có chiều hướng tăng, với 3% doanh nghiệp cho biết phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại phí này, cao hơn so với con số 2% của năm 2022; tình trạng trên còn được thể qua việc 39% doanh nghiệp đồng ý chi trả hoa hồng là cần thiết để có cơ hội thắng thầu” và 33% doanh nghiệp đồng ý chi trả chi phí không chính thức để đẩy nhanh thực hiện thủ tục đất đai, 02 tiêu chí này đều tăng so với năm 2022, cho thấy chi phí không chính thức còn rất phổ biến và cần tiếp tục nỗ lực trong thời gian tới.

Tỷ lệ doanh nghiệp có chi trả chi phí không chính thức trong lĩnh vực thanh, kiểm tra, cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện có tăng so với năm trước; cụ thể lần lượt tăng 13% và 8% so với năm 2022. Các chỉ tiêu về chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra PCCC, quản lý thị trường, thuế, xây dựng đều giảm mạnh so với năm 2022; thủ tục ĐKDN vẫn ổn định khi không có doanh nghiệp cho biết có tiêu cực khi thực hiện thủ tục này.

- Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự: Kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2023 cho thấy thiết chế pháp lý và An ninh trật tự đạt 7,41 điểm, giảm so với năm 2022 (7,44 điểm), thấp hơn mức trung vị cả nước (7,52 điểm).

Năm 2023, 92% doanh nghiệp tin tưởng vào khả năng bảo vệ của pháp luật về vấn đề bản quyền hoặc thực thi hợp đồng; 63% sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết các tranh chấp và các chỉ tiêu liên quan đến phán quyết tòa án, trợ giúp pháp lý, tăng nhẹ so với năm 2022 là tín hiệu tích cực về niềm tin của doanh nghiệp thiết chế pháp lý đã được cải thiện trong thời gian qua. Tuy nhiên, 72% doanh nghiệp cho biết “các chi phí không chính thức từ khi khởi kiện đến khi bản án được thi hành án ở mức chấp nhận được” tăng so với năm 2022 và 24% doanh nghiệp đánh giá “hệ thống pháp luật có cơ chế giúp doanh nghiệp tố cáo hành vi sai phạm của cán bộ nhà nước” và 36% doanh nghiệp tin rằng “cấp trên không bao che và sẽ nghiêm túc xử lý cán bộ sai phạm”, thấp hơn năm 2022 cho thấy công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực từ góc nhìn của doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng về kỳ vọng đạt ra về cải thiện môi trường kinh doanh minh bạch.

 

 

Về an ninh trật tự đều đạt kết quả tích cực, tình hình an ninh trật tự giữ mức ổn định, tỷ lệ doanh nghiệp bị trộm cắp giảm; tuy nhiên việc 33% doanh nghiệp đánh giá cơ quan công an xử lý các vụ việc doanh nghiệp hiệu quả, giảm 2,8 lần so với năm 2022 cần được đánh giá xem xét khách quan.

Có thể thấy 03 tiêu trên đều thấp hơn so với CK và thấp hơn mức trung vị của cả nước, nguyên nhân chủ yếu do tâm lý nhà đầu tư, doanh nghiệp vẫn còn e ngại về thông tin kinh doanh, công khai và minh bạch môi trường đầu tư của tỉnh hoặc một số nhỏ doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động về chính sách, pháp luật, chủ trương của tỉnh đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức có tinh thần, thái độ phục vụ không cao; cư xử không đúng mực hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu công việc đưa ra. Các yếu tố trên cùng với những khó khăn về biến động thị trường, tác động sau đại dịch Covid-19,… làm doanh nghiệp trở nên thận trọng khi đầu tư mới hoặc mở rộng kinh doanh. Môi trường thu hút đầu tư FDI vẫn còn hạn chế như chưa đa dạng các ngành lĩnh vực thu hút, phần lớn các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp dệt may, săm lốp ô tô,… chưa cân bằng, đa dạng trong việc thu hút các nguồn lực FDI từ nhiều quốc gia, Trung Quốc vẫn là quốc gia có số dự án và vốn đầu tư lớn nhất tại tỉnh chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư FDI.

 

Tác giả: qu?n tr?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập33
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm31
  • Hôm nay2,586
  • Tháng hiện tại55,719
  • Tổng lượt truy cập2,322,065
chuyển đổi số
văn bản pháp luật
góp ý dư thảo
Hệ thống tiếp nhận
cải cách thủ tục hành chính
Lấy ý kiến văn bản dự thảo
hỏi đáp
tuyên truyền phổ biến pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây