Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản
Đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 trên địa bàn tỉnh
Căn cứ các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, số 14/CT-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ; số 23/CT-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2014 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 và số 07/CT-TTg ngày 30 tháng 4 năm 2015 về tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư công;
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 2190/UBND-KTN ngày 18 tháng 8 năm 2017 về việc báo cáo tình hình nợ đọng XDCB và xử lý nợ XDCB trên địa bàn tỉnh, trong đó quy định:
“1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo và chịu trách nhiệm rà soát, xác định số nợ đọng XDCB báo cáo đúng theo Đề cương + biểu mẫu yêu cầu gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.
...
- Kỳ thứ hai: Báo cáo tình hình nợ đọng XDCB đến hết ngày 31/12. Thời hạn báo cáo chậm nhất là ngày 10/01 của năm tiếp theo.”
Qua rà soát và phối hợp với các đơn vị có liên quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư kính báo cáo UBND tỉnh như sau:
Đến thời hạn quy định, Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận được báo cáo của 13 đơn vị (đính kèm danh sách).
Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tình hình nợ đọng XDCB đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 trên địa bàn tỉnh như sau:
I. Nợ đọng XDCB đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021
1. Chuẩn bị đầu tư: Không có nợ đọng XDCB.
2. Thực hiện dự án: Không có nợ đọng XDCB.
* Trong đó nợ đọng XDCB phát sinh mới trong năm 2021: Không phát sinh nợ đọng XDCB.
Như vậy, nợ đọng XDCB tính đến ngày 31/12/2021: địa phương không còn nợ đọng XDCB.
II. Các giải pháp đã và sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới để không xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản
- Thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013, Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 và Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh bố trí nguồn giải quyết nợ đọng XDCB, chỉ đạo thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, đồng thời tăng cường công tác quản lý để giảm thấp nhất nợ đọng xây dựng cơ bản.
- Trong năm 2021, tỉnh đã phân bổ nguồn ngân sách thuộc mục Thanh toán khối lượng đã và đang thực hiện là 74,096 tỷ đồng để bố trí thanh toán khối lượng hoàn thành cho các dự án triển khai trên địa bàn nhằm tránh tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.
- Tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện giải pháp khắc phục nợ XDCB và thực hiện các biện pháp chế tài trong việc để phát sinh nợ XDCB sau thời điểm 31/12/2014 trên địa bàn tỉnh (Văn bản số 583/UBND-KTN ngày 15/3/2018), xử lý nợ đọng XDCB thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (Văn bản số 1130/UBND-KTN ngày 14/5/2018), chỉ đạo các đơn vị có nợ XDCB thực hiện các giải pháp xử lý và hạn chế nợ XDCB theo hướng rà soát các dự án đang triển khai thực hiện để điều chỉnh kế hoạch vốn cho phù hợp; dành các nguồn phát sinh trong năm để ưu tiên bố trí đủ vốn thanh toán khối lượng hoàn thành cho các dự án, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định.
V. Kiến nghị, đề xuất
Để đảm bảo tiến độ báo cáo Trung ương về tình hình nợ đọng XDCB trên địa bàn tỉnh theo quy định (Văn bản số 12186/BTC-TCNH ngày 03/9/2015 của Bộ Tài chính về việc báo cáo tình hình thực hiện vay và trả nợ hàng năm) và đồng thời để tỉnh có giải pháp kịp thời xử lý về nợ đọng XDCB, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố: Nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo về nợ đọng XDCB theo quy định tại Văn bản số 2190/UBND-KTN ngày 18 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh (báo cáo đúng thời gian quy định, nêu rõ nguyên nhân gây ra nợ đọng XDCB,...).
Ý kiến bạn đọc