Báo cáo Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Thứ tư - 28/02/2024 14:04 1.239 0
Báo cáo Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-HĐND, ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, UBND tỉnh báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2023 như sau:

Kinh tế tỉnh tăng trưởng ước đạt 6,12% so với CK, cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước (theo dự báo là 5%), nhưng chưa đạt mục tiêu kế hoạch năm 2023 của tỉnh.

Sản xuất công nghiệp có xu hướng phát triển tích cực hơn ở những tháng cuối năm, chỉ số công nghiệp ước cả năm tăng 8,9%, tăng ở các doanh nghiệp lớn trong các ngành dệt may, da giày, sản xuất săm lốp xe, sản xuất đường, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và sản xuất thiết bị điện.

Du lịch có bước phát triển khá hơn, tăng cả về lượng khách tham quan và doanh thu với 5,1 triệu lượt khách và doanh thu đạt 2.000 tỷ đồng. Tổ chức thành công sự kiện Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023, tỉnh kỳ vọng sẽ không ngừng mở ra những tiềm năng, lợi thế đầu tư, phát triển thương mại dịch vụ, sản phẩm du lịch của Tây Ninh... Đồng thời tạo dấu ấn và cơ hội liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp, nhằm thu hút đầu tư nhiều hơn nữa cho Tây Ninh.

Sản xuất nông nghiệp được duy trì ổn định và tăng trưởng khá kể từ sau giai đoạn đại dịch Covid-19, hầu hết các sản phẩm nông sản đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngày càng rộng rãi, đã góp phần làm tăng năng suất, chất lượng các nông sản trên địa bàn tỉnh. Dự án đầu tư phát triển chăn nuôi được triển khai đúng quy định, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư mạnh dạn góp vốn đầu tư.

Thu hút đầu tư nước ngoài tăng so với cùng kỳ, trong đó có 01 dự án cấp mới với vốn đầu tư 40 triệu USD và 03 lượt dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp điều chỉnh vốn tăng trên 50 triệu USD.

Ước tổng thu NSNN năm 2023 đạt 100% dự toán được giao. Các đơn vị sử dụng vốn đầu tư công đã nỗ lực trong công tác triển khai và giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, theo kết quả công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tỷ lệ giải ngân 10 tháng năm 2023 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thì Tây Ninh xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố, dự kiến giải ngân năm 2023 đạt 95,33% kế hoạch.

Các chế độ, chính sách về an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định, đảm bảo góp phần an sinh xã hội.

Đăng cai nhiều sự kiện thể thao cấp quốc gia, khu vực thu hút hàng chục nghìn người trong và ngoài tỉnh tham gia, góp phần tạo sân chơi và thúc đẩy phong trào thể dục thể thao của tỉnh.

Chủ động, tích cực phối hợp với các tỉnh, thành phố sơ kết, tổng kết và xây dựng các chương trình hợp tác, phát triển, cơ chế phối hợp liên kết vùng Đông Nam Bộ.

Quốc phòng - an ninh được đảm bảo, không để xảy ra điểm nóng trên khu vực biên giới. Công tác ngoại giao kinh tế đóng góp thiết thực vào thúc đẩy hợp tác phát triển.

  1. Tồn tại, hạn chế

Dự kiến có 07 chỉ tiêu cơ bản không đạt kế hoạch (Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP - theo giá so sánh 2010); GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành; Cơ cấu ngành kinh tế trong GRDP; Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP; Chỉ số sản xuất công nghiệp; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ; Kim ngạch xuất khẩu).

Các động lực chính của nền kinh tế tăng chậm lại, trong đó ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 8,9% (KH 2023: tăng 15%), xuất khẩu giảm đáng kể (giảm 9,1%).

Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh còn phụ thuộc, không ổn định. Thực hiện sản xuất nông nghiệp công nghệ cao còn chậm, chưa đáp ứng quá trình chuyển dịch sản xuất.

Đầu tư tư nhân trong nước vẫn còn nhiều khó khăn. Doanh nghiệp thiếu vốn, trong khi phải đối mặt với chi phí lãi cao, làm gia tăng áp lực đối với doanh nghiệp để duy trì hoạt động, sản xuất.

Tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng vốn sự nghiệp còn chậm.

Chính sách hỗ trợ công chức, viên chức, nhân viên ngành y tế chưa kịp thời. Tình trạng thiếu thuốc BHYT khắc phục còn chậm, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh trong giai đoạn hiện nay.

Các chính sách xã hội hóa hiện nay của tỉnh chưa đủ mạnh, chưa hấp dẫn để thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp. Các chính sách mới đã đăng ký  theo Chương trình công tác của UBND tỉnh chưa được ban hành kịp thời, cụ thể như: Đề án xã hội hoá, mời gọi đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án đẩy mạnh phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án thành lập Trường Cao đẳng y tế Tây Ninh.

Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản trị công chưa đạt theo yêu cầu. Theo kết quả đánh giá năm 2022, các chỉ số hành chính của tỉnh (PCI, PAPI, SIPAS, PAR INDEX) đạt thấp sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp năm 2023.

Các loại tội phạm về trật tự xã hội tăng so với cùng kỳ. Một số tội phạm, tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, tín dụng đen, lừa đảo qua mạng còn diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông tăng trên cả 3 mặt.

(chi tiết xem file đính kèm)

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập45
  • Hôm nay1,791
  • Tháng hiện tại54,924
  • Tổng lượt truy cập2,321,270
chuyển đổi số
văn bản pháp luật
góp ý dư thảo
Hệ thống tiếp nhận
cải cách thủ tục hành chính
Lấy ý kiến văn bản dự thảo
hỏi đáp
tuyên truyền phổ biến pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây