Thông tin kinh tế xã hội

Nghị quyết của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Nghị quyết của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

  •   22/10/2020 09:00:00 PM
  •   Đã xem: 1444
  •   Phản hồi: 0
Ngày 04/10/2020, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, mục tiêu lập quy hoạch là công cụ quản lý của nhà nước trong việc điều hành phát triển kinh tế - xã hội, nhằm huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực của quốc gia để phát triển đất nước nhanh và bền vững; là cơ sở để lập quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia và là căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công 5 năm và hằng năm. Xây dựng không gian phát triển quốc gia trên cơ sở kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng, gắn với khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, phát triển các ngành, các vùng. Một trong những nguyên tắc lập quy hoạch là quy hoạch tổng thể quốc gia phải mang tính định hướng cao, xác định việc phân bố và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường mang tính chiến lược trên lãnh thổ quốc gia, có tầm quan trọng cấp quốc gia và có tính liên vùng. Đồng thời, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với ổn định xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, thiên nhiên. Bên cạnh đó, bảo đảm sự liên kết, tính đồng bộ và hệ thống giữa các ngành và các vùng trong cả nước; khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa cơ quan lập quy hoạch và cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch, thực hiện đúng quy trình lập quy hoạch tổng thể quốc gia.
Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội  9 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2020

Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2020

  •   07/10/2020 05:00:00 PM
  •   Đã xem: 1453
  •   Phản hồi: 0
Trong điều kiện bình thường mới, không phải giãn cách xã hội, vừa phòng chống ngăn chặn dịch lây lan vừa phát triển sản xuất kinh doanh, tình hình kinh tế trong tỉnh đang dần tăng trưởng toàn diện trở lại. Sản xuất nông nghiệp biến động theo xu hướng thị trường, chăn nuôi heo tái đàn nhanh đảm bảo an toàn sinh học, chăn nuôi công nghiệp thay thế dần chăn nuôi nhỏ lẻ. Công tác dự báo tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được thực hiện thường xuyên. Triển khai kịp thời các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh. Kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ đạt khá so với kế hoạch (73,2%). So với cùng kỳ, số doanh nghiệp thành lập mới tăng, số doanh nghiệp giải thể giảm. Giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chuyển biến tích cực, đạt 75% KH. Công tác an sinh xã hội và phúc lợi xã hội luôn được quan tâm và thực hiện thường xuyên. Công tác chuẩn bị trường lớp cho năm học 2020 – 2021 được chuẩn bị chu đáo. Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT đạt khá cao so với cùng kỳ (98,8%). Công tác phòng chống dịch bệnh được chú trọng, dịch lớn nguy hiểm không xảy ra trên địa bàn. Một số bệnh truyền nhiễm giảm so với cùng kỳ. Triển khai thực hiện hỗ trợ kịp thời cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, đảm bảo đúng đối tượng, công khai minh bạch, rà soát kỹ không sót đối tượng. Trung tâm hành chính công hoạt động hiệu quả; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan nhà nước tiếp tục được tăng cường thực hiện để trao đổi thông tin, giải quyết TTHC cho người dân nhanh chóng, kịp thời và thuận tiện hơn. Công tác tiếp dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo: đã chủ động nắm tình hình, xử ký kịp thời theo đúng trình tự quy định. Công tác phòng, chống tham nhũng được tập trung chỉ đạo và thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa.An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nội địa và trên tuyến biên giới được giữ vững. Tai nạn giao thông giảm cả 03 tiêu chí. Tập trung kiểm soát chặt chẽ biên giới, thực hiện nghiêm túc việc cách ly 100% các đối tượng nhập cảnh tại các cửa khẩu. Đến thời điểm hiện nay tỉnh vẫn đang chủ động và kiểm soát tốt dịch bệnh, chưa phát hiện lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Kết quả thực hiện những giải pháp mang tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh về thể chế và phát triển nguồn nhân lực (từ ngày 01/01/2020 đến 31/8/2020)

Kết quả thực hiện những giải pháp mang tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh về thể chế và phát triển nguồn nhân lực (từ ngày 01/01/2020 đến 31/8/2020)

  •   14/09/2020 06:00:00 PM
  •   Đã xem: 1521
  •   Phản hồi: 0
A. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC I. VỀ THỂ CHẾ a. Chỉ đạo sắp xếp lại tổ chức bộ máy Ban Quản lý Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát và sáp nhập rừng Chàng Riệc vào Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, sắp xếp tổ chức bộ máy của Ban Quản lý Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen; Đề án tổ chức lại Trung tâm Y tế huyện, thành phố trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình các huyện, thị xã, thành phố vào Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố. b. Thành lập Trung tâm Giám sát, điều hành kinh tế, xã hội tập trung tỉnh Tây Ninh. c. Ban hành Đề án xây dựng chính quyền số tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030. II. VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1. Lĩnh vực giáo dục dạy nghề a. Lập Đề án sắp xếp lại Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh theo hướng kêu gọi xã hội hóa để thành lập trường có nhiều cấp học với chất lượng cao, mời gọi nhà đầu tư liên kết, đề xuất hợp tác. b. Xây dựng đề án tự chủ của các Trung tâm GDNN-GDTX. Theo đó, lộ trình tự chủ 1 phần tài chính tiến đến tự chủ toàn bộ các hoạt động Trung tâm GDNN-GDTX để vừa đảm bảo chức năng dạy nghề và dạy văn hóa. Kết quả có 7/9 huyện đã hoàn thành đề án trình các cơ quan chuyên môn xem xét cho ý kiến . 2. Về lĩnh vực y tế a. Tiếp tục tạo điều kiện cho nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng 02 bệnh viện đa khoa tư nhân (Bệnh viện đa khoa Hồng Hưng giai đoạn 1 và Bệnh viện đa khoa Xuyên Á - Tây Ninh giai đoạn 1). b. Chấp thuận chủ trương cho khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi chất lượng cao (thuộc Công ty CP Bệnh viện Hy Vọng) quy mô 200 giường bệnh tại xã Bàu Năng huyện Dương Minh Châu, tổng mức đầu tư dự kiến 480 tỷ đồng. c. Dự án triển khai bệnh viện vệ tinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh (Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ): Đã hoàn thành giai đoạn 1 gồm có đào tạo, mua sắm trang thiết bị, chuyển giao kỹ thuật hồi sức tim mạch - đặt máy tạo nhịp. B. NHIỆM VỤ QUÝ III NĂM 2020 I. Về thể chế 1. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 15/3/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Kế hoạch số 65-KH/TU ngày 15/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Quyết định số 2414/QĐ-UBND ngày 27/9/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Đề án sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) giai đoạn 2018 - 2021, đảm bảo nội dung và tiến độ thời gian đã đề ra. Sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện sau khi Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014, Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ. 2. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Kế hoạch số 75-KH/TU ngày 22/5/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Kế hoạch số 1857/KH-UBND ngày 27/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh, nhằm hoàn thành các nội dung đã đề ra theo đúng thời gian quy định. 3. Rà soát, nghiên cứu điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các quy trình thủ tục có ảnh hưởng, tác động lớn đến xã hội như quy trình thủ tục về đất đai, xây dựng, đầu tư. 4. Tập trung chỉ đạo để Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh hoạt động hiệu quả. 5. Triển khai thực hiện Đề án xây dựng chính quyền số tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030. II. Về phát triển nguồn nhân lực 1. Nghiên cứu đánh giá chính sách đào tạo, thu hút nhân tài vừa qua, tham mưu chính sách, kế hoạch trong thời gian tới phù hợp và thật sự cần thiết; nghiên cứu thực hiện chính sách luân chuyển công chức về cơ sở để rèn luyện, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng tham mưu, đảm bảo sự đồng đều về chất lượng của 3 cấp tỉnh, huyện, xã; rà soát chính sách để thu hút, giữ chân đội ngũ y, bác sĩ có trình độ cao phục vụ cho ngành y tế. 2. Tập trung thực hiện các giải pháp để cải thiện 5 chỉ số đánh giá năng lực cấp tỉnh. 3. Đối với việc sắp xếp lại các cơ sở giáo dục, giao Sở Giáo dục và Đào tạo tính toán lại các trường để có hướng mở rộng hoặc di dời phù hợp./.
Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội tháng 8 và một số công tác trọng tâm tháng 9 năm 2020

Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội tháng 8 và một số công tác trọng tâm tháng 9 năm 2020

  •   03/09/2020 04:00:00 PM
  •   Đã xem: 1469
  •   Phản hồi: 0
Nhìn chung, tình hình phát triển kinh tế trong tháng tiếp tục tăng trưởng so với tháng trước. Chăn nuôi vẫn duy trì ổn định và phát triển. Sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ đang dần tăng trưởng trở lại. Hoạt động ngân hàng tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng. Các hoạt động văn hóa, xã hội, tập trung vào việc tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị xã hội của địa phương; công tác phòng, chống dịch bệnh. Tiếp tục thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. An ninh quốc phòng được đảm bảo. Đến thời điểm hiện nay, tỉnh vẫn đang chủ động và kiểm soát tốt dịch bệnh, chưa phát hiện lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Tuy nhiên, tiến độ gieo trồng vụ mùa chậm hơn cùng kỳ chủ yếu do ảnh hưởng thời tiết; thu ngân sách trên địa bàn đạt thấp hơn cùng kỳ.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

  •   01/09/2020 05:00:00 PM
  •   Đã xem: 1463
  •   Phản hồi: 0
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 775/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Do đó, quan điểm chính của việc lập quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp với các nội dung định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ 2021-2030, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, các quy hoạch ngành quốc gia liên quan đến địa bàn tỉnh Tây Ninh; chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Kế thừa, tiếp thu các quy hoạch của tỉnh đã được phê duyệt còn phù hợp trong bối cảnh mới và danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được Chính phủ ban hành tại Nghị quyết số 110/NQ-CP của Chính phủ ngày 2/12/2019. Việc lập quy hoạch khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế đặc thù của tỉnh, vận dụng thành tựu khoa học và công nghệ để tạo nguồn lực, động lực mới nhằm đột phá về năng suất, chất lượng cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh, lựa chọn tiêu chí phù hợp để phát triển bền vững. Mục tiêu chính của việc lập quy hoạch nhằm xây dựng phương án phát triển tổng thể, đồng bộ để phát triển kinh tế nhanh, bền vững, hướng đến những động lực mới; tạo sự đột phá trong phát triển và bố trí không gian hợp lý trên các lĩnh vực phát triển công nghiệp có giá trị gia tăng cao, công nghiệp chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp và thân thiện với môi trường, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng các khu công nghiệp tại các vị trí có lợi thế về đất đai, giao thông. Việc lập quy hoạch nhằm cơ cấu lại các khu kinh tế cửa khẩu cho phù hợp với nhu cầu phát triển; đẩy mạnh thu hút đầu tư khai thác du lịch thiên nhiên, du lịch văn hóa; huy động các nguồn lực đầu tư phát triển các khu đô thị mới; phát triển kết cấu hạ tầng, trọng tâm là hạ tầng giao thông kết nối liên vùng; phát triển thương mại, dịch vụ có chất lượng và đồng bộ; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh của cả nước. Nội dung lập quy hoạch cần định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội phải đồng bộ với quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trên cả 4 trụ cột: kinh tế - xã hội - môi trường và quốc phòng, an ninh biên giới; phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế, các cam kết trong các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam là thành viên. Xây dựng và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, việc lập quy hoạch cần chú trọng thúc đẩy phát triển các khu vực có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; phân bổ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Tỉnh Tây Ninh cần ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa, thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập quy hoạch, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật, phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng.
KẾ HOẠCH Phát triển kinh tế - xã hội năm 2021

KẾ HOẠCH Phát triển kinh tế - xã hội năm 2021

  •   14/08/2020 08:00:00 PM
  •   Đã xem: 1462
  •   Phản hồi: 0
Thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 29/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Công văn số 4778/BKHĐT-TH ngày 24/7/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Trong nước, tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định; niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và người dân đối với những chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đang tăng lên. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 cả nước được xây dựng trong bối cảnh tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các vấn đề già hóa dân số, chênh lệch giàu nghèo, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn, … sẽ có nhiều tác động đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%. Huy động tối đa mọi nguồn lực, khai thác tốt các tiềm năng thế mạnh của tỉnh; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững, gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế và xã hội. Chủ động ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống. Củng cố, tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới.
Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội  6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020

Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020

  •   14/08/2020 02:00:00 AM
  •   Đã xem: 1478
  •   Phản hồi: 0
Công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh được thực hiện tốt, tỉnh đã kịp thời triển khai và cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Trung ương, nhằm tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020. Các ngành, địa phương luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt “mục tiêu kép” với tinh thần chung là chủ động quyết định các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, đồng thời có phương án thật cụ thể tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu, cung cầu hàng hóa, sản phẩm thiết yếu; thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Triển khai kịp thời các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh; các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, hoàn thành công tác phân khai chi tiết các nguồn vốn đầu tư XDCB năm 2020. Tỉnh đã chủ động sử dụng nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, phòng chống dịch bệnh Covid-19; không để phát sinh tình trạng chậm, trễ, nợ chế độ, chính sách. Công tác an sinh xã hội và phúc lợi xã hội luôn được quan tâm và thực hiện thường xuyên. Việc thực hiện hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 đảm bảo đúng đối tượng, công khai minh bạch, rà soát kỹ không sót đối tượng.
Đăng ký kinh doanh nghành nghề tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý

Đăng ký kinh doanh nghành nghề tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý

  •   30/07/2020 03:00:00 PM
  •   Đã xem: 1435
  •   Phản hồi: 0
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2020

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2020

  •   01/06/2020 05:00:00 PM
  •   Đã xem: 1662
  •   Phản hồi: 0
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay1,807
  • Tháng hiện tại12,909
  • Tổng lượt truy cập1,808,630
chuyển đổi số
văn bản pháp luật
góp ý dư thảo
Hệ thống tiếp nhận
cải cách thủ tục hành chính
Lấy ý kiến văn bản dự thảo
hỏi đáp
tuyên truyền phổ biến pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây